Phước Thịnh Cà Phê - Kinh Nghiệm Mở Quán Cà Phê Hiệu Quả

Phước Thịnh Cà Phê chia sẻ những kinh nghiệm mở quán cà phê hiệu quả dành cho dân kinh doanh, đặc biệt là các bạn yêu thích kinh doanh quán cà phê.

Bản kế hoạch kinh doanh quán cafe chi tiết và đầy đủ

Là mảnh đất đầy hứa hẹn, kinh doanh café hiện là hướng đi khởi nghiệp được nhiều người lựa chọn. Tuy nhiên, trong thực tế, không phải ai khởi sự cùng mặt hàng này cũng có thể thành công, đặc biệt khi chưa có sự chuẩn bị kỹ càng về một bản kế hoạch kinh doanh. Một vài thông tin dưới đây sẽ hướng dẫn bạn lập kế hoạch kinh doanh quán café một cách khái quát và đầy đủ nhất. Cùng theo dõi nhé!

f:id:caphephuocthinh:20180426133002j:plain

Café hiện là mô hình kinh doanh có sức hút rất lớn (Nguồn: Internet)

1. Giới thiệu chung

Đây là phần giới thiệu tổng quan về quán café của bạn. Bạn nên nêu rõ những thông tin sau đây:

- Mục đích bạn mở quán café và đối tượng khách hàng nhắm tới là ai, mô hình quán café cạnh tranh như thế nào trong khu vực.

- Thông tin người quản lý: Kinh nghiệm làm việc, kiến thức, kỹ năng và dự định của họ cho quán café của mình.

- Loại hình quán café: Loại hình mà quán café của bạn muốn theo đuổi là gì? Café âm nhạc, café thú cưng hay café sách,…

- Nêu rõ quy mô của quán, thiết kế phong cách, dịch vụ đi kèm như thế nào,…

- Chỉ tiêu: Quán café của bạn sẽ có lượng khách mỗi ngày là bao nhiêu, doanh thu một tháng như thế nào và trong thời gian bao lâu sẽ hoàn được vốn.

2. Mô tả chi tiết

Đây là phần để bạn bổ sung thêm một số thông số cụ thể về:

- Số vốn và tỉ lệ đóng góp của các thành viên cũng như vai trò của họ trong quán.

- Vị trí của quán café, sơ đồ vị trí, thiết kế.

- Các mẫu thực đơn cho quán café.

- Phần mềm lập kế hoạch kinh doanh (nếu có).

3. Lập mẫu kế hoạch kinh doanh quán café:

Trong mẫu kế hoạch kinh doanh quán café thì đây là phần định hướng cho quán café khi khởi sự. Trong phần này sẽ để cập đến những thông tin sau:

a. Đánh giá thị trường

- Mức tăng doanh thu dự kiến: Dựa vào số liệu thu thập được về xu hướng tiêu dùng, khả năng chi tiêu, mức thu nhập và tình hình kinh tế tại địa phương để đưa ra các số liệu dự kiến trong những tháng, năm tiếp theo.

- Xu hướng ẩm thực: Đối tượng khách hàng mục tiêu của quán phải có xu hướng ẩm thực phù hợp với phong cách của quán. Ngược lại, bạn cũng phải điều chỉnh giá thành, khẩu vị, thực đơn nhằm đáp ứng xu thế của khách hàng mục tiêu.

f:id:caphephuocthinh:20180426133331j:plain

Tìm hiểu xu hướng thưởng thức của khách hàng mục tiêu để điều chỉnh café cho hợp khẩu vị(Nguồn: Internet)

- Khuynh hướng hoạt động: Bạn cần có những đánh giá chính xác, rõ ràng để định hướng đầu tư đúng hoặc phát triển các dịch vụ đi kèm phù hợp với quán như: tiệc theo yêu cầu, tổ chức sinh nhật, hay đưa đồ uống tận nơi…

b. Thị trường mục tiêu

- Đây là một phần quan trọng của bản kế hoạch, nó thể hiện bạn hiểu thị trường mục tiêu của mình như thế nào. Một số thông tin bạn cần tìm hiểu về thị trường mục tiêu như sau: lưu lượng giao thông, thị hiếu dân cư trong vùng, tuổi thọ trung bình, đặc điểm ẩm thực tiêu biểu…

- Quán café của bạn sẽ có những đối thủ cạnh tranh trực tiếp, vì vậy, ngoài việc phát triển quán café của mình thì bạn cũng nên tìm hiểu kỹ về những quán café có cùng hướng kinh doanh với mình với các nội dung như thời gian phục vụ, giá, điểm mạnh/yếu của mỗi quán.

4. Chiến lược tiếp thị

- Bạn sử dụng phương thức nào để quảng bá cho quán café của mình? Ví dụ, bạn có thể thực hiện quảng cáo trên các trang mạng xã hội, báo giấy, báo mạng,… Tuy nhiên, lưu ý rằng, cần thể hiện rõ thời hạn, mục tiêu và tính khả thi của các chiến lược.

- Hoạt động hằng ngày: Sắp xếp lịch trình làm việc như thế nào, nêu rõ bản mô tả công việc cũng như trách nhiệm và nghĩa vụ của mỗi vị trí, thiết lập hệ thống kiểm soát, báo cáo hàng hóa và mối tương quan giữa các bộ phận.

- Quản lý chi phí: Trong phần này sẽ liệt kê các phương pháp được sử dụng để ban quản lý kiểm soát hàng hóa, thu chi và các hoạt động khác của quán. Cụ thể, bạn có thể dùng hệ thống POS, máy chấm công, lịch làm việc, phần mềm kiểm kê tiền mặt, hàng hóa, hệ thống camera an ninh…

f:id:caphephuocthinh:20180426133403j:plain

Sử dụng máy tính bảng Pos là cách quản lý hiện được nhiều cửa hàng thức uống sử dụng (Nguồn: Internet)

- Nhân viên: Quy trình tuyển dụng, đào tạo; số lượng nhân viên và mức lương cho mỗi vị trí; quy định về khen thưởng và kỹ luật.

- Nhà cung cấp: Thông tin cụ thể, hình thức liên lạc với nhà cung cấp nguyên vật liệu cho quán.

5. Phân tích đầu tư

Phần này bao gồm 2 phần chính là tỉ lệ góp vốn và nguồn tiền đầu tư. Tiếp đó, bạn phân tích thêm về vấn đề sinh lợi nhuận khi đầu tư.

6. Kế hoạch mở rộng

Nếu việc kinh doanh của quán café tốt, thì bạn sẽ phát triển thị trường như thế nào. Và ngược lại, nếu quán café kinh doanh không như mong muốn, thua lỗ thì phương pháp giải quyết của bạn như thế nào.

7. Dự án tài chính

Đây cũng là một phần quan trọng trong bản kế hoạch kinh doanh café. Các nội dung chính bao gồm: nguồn vốn và sử dụng nguồn vốn, dự kiến chi tiết doanh số bán hàng, báo cáo chi tiết vòng xoay tiền mặt và thu nhập năm đầu tiên cũng như trong những năm tới, dự báo hoạt động hàng năm, thu lợi nhuận đầu tư, điểm hòa vốn dự kiến…

f:id:caphephuocthinh:20180426133416j:plain

Dựa án tài chính cần rõ ràng và chi tiết về khoản nguồn vốn và sử dụng nguồn vốn (Nguồn: Internet)

Một bản kế hoạch kinh doanh được lập chi tiết và đầy đủ cộng thêm sự hỗ trợ từ những người có kinh nghiệm thì việc kinh doanh và quản lý hiệu quả một quán café là điều không mấy khó khăn phải không? Với những thông tin trên, hy vọng sẽ giúp bạn lập một kế hoạch kinh doanh thông minh và khả thi. Chúc bạn khởi sự thành công với mô hình kinh doanh café của mình!

Xem thêm: Bật mí kinh nghiệm kinh doanh quán cafe nhỏ